Táo Bón - Hiểu đúng bệnh để chữa đúng cách

Táo Bón - Hiểu đúng bệnh để chữa đúng cách

Tình trạng táo bón lâu ngày gây hại cho đường tiêu hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Trẻ em thì quấy khóc, biếng ăn, chậm lớn, người lớn bị táo bón lâu ngày dễ phát triển bệnh trĩ, nứt, rò hậu môn… - chia sẻ từ ThS.BS Nguyễn Văn Hậu.

Thỉnh thoảng, bạn có thể bị bón do nhiều nguyên nhân như chế độ ăn ít chất xơ, uống không đủ nước, tác dụng phụ của một loại thuốc đang dùng… Tuy nhiên, một số người có thể gặp phải tình trạng này trong thời gian dài và trở thành bệnh mạn tính.
Táo bón phổ biến nhất trong các bệnh lý về đường tiêu hóa trên thế giới với tỷ lệ 17% dân số toàn cầu, trong đó, chỉ 12% số người tự xác định được bệnh. Táo bón xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở những người trên 65 tuổi với tỷ lệ 30-40%. Phụ nữ có tỷ lệ mắc táo bón cao gấp 3 lần nam giới. Táo bón cũng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
 
Hiểu rõ về táo bón sẽ giúp người dân có biện pháp phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm, nhằm tránh tình trạng táo bón lâu ngày có thể gây ra các nguy cơ tiềm ẩn về đường tiêu hóa như trĩ, các bệnh về hậu môn trực tràng.

Dấu hiệu nhận biết táo bón

Các triệu chứng táo bón ở mỗi đối tượng, độ tuổi có thể khác nhau nhưng thường có các đặc điểm chung là đại tiện khó, phải rặn nhiều, phân cứng, tỏn mỏn, chướng bụng, sờ thấy bụng cứng. Cụ thể hơn: 
  • Dấu hiệu táo bón ở người lớn: Quá 3 ngày không thể đại tiện, chướng bụng, rặn nhưng không đại tiện được, hoặc rất khó để tống phân ra ngoài, phân cứng, phân có thể lẫn máu do xuất huyết hậu môn. 
  • Dấu hiệu táo bón ở trẻ em: Không thể đi đại tiện 3 lần/tuần, chướng bụng, đại tiện khó, mỗi khi đại tiện trẻ phải rặn đỏ mặt, phân cứng, có thể chảy máu nhẹ ở hậu môn do việc rặn quá mức. Hoặc ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi 5-7 ngày không đi đại tiện; phân cứng, có thể kèm máu và chất nhầy; trẻ quấy khóc, lười ăn/bú, ngủ không ngon giấc do chướng bụng, đau bụng.(1)

Các triệu chứng khác có thể gặp phải ở một số trường hợp là: 

  • Đau hoặc cảm giác quặn bụng 
  • Cảm thấy đầy hơi 
  • Chảy máu trực tràng trong hoặc sau khi đi đại tiện 
  • Buồn nôn 
  • Mất cảm giác ngon miệng.

Các biến chứng bệnh Táo bón

Khi tình trạng táo bón kéo dài, bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng sau:

  • Trĩ và các biến chứng của trĩ như: chảy máu búi trĩ, sa trĩ tắc mạch, huyết khối búi trĩ;
  • Sa trực tràng;
  • Nứt kẽ hậu môn;
  • Tắc hoặc bán tắc ruột do khối phân quá lớn.

Đối tượng nguy cơ bệnh Táo bón

Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc táo bón bao gồm:

  • Người có lối ít vận động;
  • Thể trạng béo;
  • Mắc một số bệnh lý như: đái tháo đường, suy giáp, tổn thương tủy sống, xơ cứng bì toàn thể, …
  • Chế độ ăn ít chất xơ, uống ít nước,
  • Người có thói quen nhịn đại tiện.

Nguyên nhân gây táo bón (bón) là gì?

Táo bón thường xảy ra khi khối phân di chuyển bên trong ruột quá chậm và bị hấp thu quá nhiều nước ở ruột già, từ đó khối phân có thể trở nên khô và cứng. 
Tình trạng táo bón ở trẻ em thường không nghiêm trọng và chủ yếu là do chế độ ăn uống và thói quen đi vệ sinh không khoa học. 

Các nguyên nhân phổ biến gây ra chứng táo bón ở người lớn là: 

  • Sử dụng một số thuốc điều trị có thể gây ra tác dụng phụ này 
  • Lối sống tĩnh tại, lười vận động, không tập luyện thể dục 
  • Không bổ sung đủ nước cho cơ thể 
  • Chế độ ăn thiếu chất xơ 
  • Hội chứng ruột kích thích 
  • Thường xuyên nhịn đi cầu khi cảm thấy mắc 
  • Thay đổi thói quen hoặc lối sống, chẳng hạn đi du lịch Mang thai, người cao tuổi… 
 
Ngoài ra, bệnh táo bón mạn tính có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác, chẳng hạn như: 
  • Nứt hậu môn: Đây là hậu quả thường gặp do phân khô cứng làm xước niêm mạc hậu môn. Ngoài ra, tình trạng nứt hậu môn khiến bạn đau khi đi cầu, từ đó dẫn đến việc nhịn đi vệ sinh và táo bón lại tái diễn dai dẳng. 
  • Tắc nghẽn ruột hay hẹp đại tràng: ung thư đại tràng, ung thư vùng bụng 
  • Sa trực tràng 
  • Có vấn đề liên quan đến thần kinh xung quanh đại trực tràng, như đa xơ cứng, tổn thương tủy sống… 
  • Cơ sàn chậu bị yếu 
  • Các bệnh lý ảnh hưởng đến hormone gồm đái tháo đường, cường giáp, suy giáp…

Cơ chế cải thiện táo bón của tinh bột kháng tự nhiên là gì?

Với chức năng tương tự như chất xơ hòa tan, tinh bột kháng là thực phẩm không tiêu hóa khi đi qua dạ dày và ruột non, sau đó được chuyển đến ruột già và cung cấp nguồn thức ăn cho lợi khuẩn. 

Hệ vi sinh đường ruột của mỗi con người có hàng nghìn các loại vi khuẩn khác nhau sinh sống. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, chủng loại và số lượng vi khuẩn có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Vì vậy việc duy trì hệ vi khuẩn đường ruột khoẻ mạnh là hết sức cần thiết. Tinh bột kháng được chỉ ra là nguồn thức ăn tốt nhất cho các vi khuẩn đường ruột. Chúng sẽ lên men tinh bột kháng để tạo ra các axit béo chuỗi ngắn mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ con người.

Tinh bột kháng làm tăng khối lượng phân lên khoảng 1,1 gam cho mỗi gam tinh bột kháng tiêu thụ, khối lượng tăng lên chủ yếu là vi khuẩn. (Ngược lại, cám lúa mì làm tăng khối lượng khoảng 4 gam cho mỗi gam chất xơ được tiêu thụ, nhưng khối lượng tăng lên này chủ yếu là chất xơ và nước).

Butyrate được tạo thành trong quá trình lên men tinh bột kháng giúp tăng cường nhu động ruột, hỗ trợ quá trình đại tiện dễ dàng hơn. Do phân không bị lưu trữ quá lâu trong đại tràng nên phân sẽ mềm hơn, các chất độc tạo ra do vi khuẩn lên men những phần còn lại của thức ăn sẽ ít hơn và an toàn cho cơ thể.

Tinh bột kháng có khả năng giữ các phân tử nước, do đó hạn chế được tình trạng phân khô, vón cục, giúp nhuận tràng và giải quyết vấn đề táo bón.

Tinh bột kháng được sử dụng rất hiệu quả để hỗ trợ và điều trị cho các chứng rối loạn tiêu hóa, viêm loét đại tràng, táo bón,… Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy, quá trình lên men tinh bột kháng làm giảm pH ruột do vậy giúp hấp thu một số khoáng chất dễ dàng hơn. 

 

Thông tin chi tiết hơn về sản phẩm, vui lòng xem tại:

Sản phẩm Tinh Bột Kháng Tự Nhiên Dr.Ruột - giá bán, thành phần, công dụng sản phẩm!